Cách kiểm tra SIM có bị khoá không trên iPhone, giúp thuê bao tránh bị khóa 2 chiều sau ngày 15/4
Sau 31/3/2023, khách hàng chưa chuẩn hóa thông tin thuê bao sẽ bị nhà mạng khóa SIM liên lạc một chiều. Đến 15/4/2023, khóa 2 chiều các SIM chưa chuẩn hóa. Và từ ngày 15/5/2023, các thuê bao không chuẩn hóa thông tin sẽ bị nhà mạng thu hồi. Vì vậy, bạn cần phải ra các cơ sở hoặc đăng ký thông tin xác thực online để có thể sử dụng được SIM trên iPhone một cách thuận lợi. Ở bài viết này, mình sẽ chia sẻ cho bạn cách kiểm tra SIM có bị khoá không nhé!
1. Cách kiểm tra thông tin thuê bao di động để tránh bị khoá SIM
Qua tin nhắn
Sau khi có thông báo khoá các SIM không đăng ký thông tin danh tính xác thức vào đầu tháng 4 thì hàng loạt người dùng cảm thấy hoang mang không biết SIM mình có bị nhà mạng khoá hay không. Đây là cách đơn giản và nhanh chóng nhất để biết được SIM của bạn có bị khoá hay không là hãy soạn tin nhắn với cú pháp TTTB gửi 1414. Cước tin nhắn này sẽ hoàn toàn miễn phí để bạn kiểm tra nhé!
Qua ứng dụng của nhà mạng
Ngoài cách soạn tin nhắn ra thì bạn còn có thể kiểm tra SIM có bị khoá hay không từ các ứng dụng mà nhà mạng cho ra mắt trên iOS. Ngoài việc có thể kiểm tra SIM có bị khoá hay không thì bạn còn có thể tra cứu các gói cước, các thông tin về thuê bao của mình ngay trên ứng dụng. Link tải các ứng dụng đến từ nhà mạng có ngay bên dưới:
-
My Viettel
-
My MobiFone
-
My VNPT
Qua trang web
Ngoài hai cách ở trên ra bạn còn có thể kiểm tra SIM có bị khoá hay không ngay trên website của nhà mạng. Không cần tải ứng dụng, không cần phải gửi tin nhắn, bạn chỉ cần truy cập vào trang web của nhà mạng mà bạn đang sử dụng, thực hiện đăng nhập và kiểm tra thông tin thuê bao của mình ngay trên trang web. Đường link dẫn tới trang web có ngay bên dưới, mời bạn tham khảo:
-
Viettel
-
MobiFone
-
VinaPhone
2. Thông tin thuê bao di động gồm những gì?
Để có thể sử dụng SIM một cách bình thường sau ngày 31/3/2023 thì các nhà mạng cần một số thông tin đến từ người dùng để có thể xác thực đúng danh tính của thuê bao. Những thông tin mà người dùng cần cung cấp cho nhà mạng bao gồm:
Đối với thuê bao cá nhân
-
Họ và tên.
-
Quốc tịch.
-
Ngày tháng năm sinh.
-
Số, ngày, cơ quan, nơi cấp giấy tờ tuỳ thân người dùng như căn cước công dân,…
-
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với người mang quốc tịch Việt Nam.
-
Ảnh chụp của cá nhân sở hữu thuê bao.
Đối với thuê bao của tổ chức
-
Tên tổ chức.
-
Địa chỉ trụ sở giao dịch của tổ chức.
-
Các thông tin trên giấy tờ của tổ chức theo khoản 5 điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP).
3. Trường hợp sử dụng thông tin thuê bao di động
Các thông tin của thuê bao chỉ được sử dụng ở các trường hợp sau:
-
Phục vụ cho công tác liên quan tới an ninh quốc gia, trật tự xã hôi.
-
Phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về khía cạnh viễn thông.
-
Phục vụ cho các hoạt động quản lý, khai thác và cung cấp dịch vụ mạng, viễn thông cho các doanh nghiệp (Theo khoản 5 điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP).
4. Các hành vi nghiêm cấm khi sử dụng thông tin thuê bao di động
Các hành vi nghiêm cấm khi sử dụng thông tin thuê bao di động bao gồm:
-
Giả mạo, sử dụng các thông tin tuỳ thân của cá nhân và tổ chức để tiến hành giao dịch, trao đổi bất hợp pháp.
-
Nhập sẵn thông tin thuê bao để kích hoạt dịch vụ di động cho SIM thuê bao khi chưa hoàn thành việc giao kết hợp đồng đã quy định.
-
Mua bán, giao dịch trên thị trường SIM khi thuê bao đã được xác nhận thông tin và kích hoạt dịch vụ di động trả trước.
-
Tiết lộ, sử dụng thông tin thuê bao một cách trái pháp luật.
Vậy là mình đã chia sẻ cách kiểm tra SIM có bị khoá hay không và những thông tin khác. Hi vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn. Hãy tiếp tục theo dõi mình ở những bài viết hữu ích trong tương lai nhé! Hẹn gặp lại bạn.